Gan và chăm sóc, bảo vệ gan và những điều cần biết

Gan là bộ phận không thể thay thế của cơ thể người, cần biết chăm sóc và bảo vệ lá gan để có một sức khỏe tốt.

Gan nằm trong ngũ tạng, là bộ phận có khối lượng lớn thứ hai trong cơ thể người (sau da), mang các chức năng cực kỳ quan trọng: Tạo máu và dự trữ máu, biến đổi thức ăn thành những chất thiết yếu cho cơ thể, thải độc cơ thể… Có một lá gan khỏe sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho sức khỏe của bạn được duy trì tốt. Môi trường sống và sinh hoạt hiện đại tồn tại nhiều yếu tố gây hại cho gan (ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, áp lực công việc…). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về gan và cách chăm sóc, bảo vệ gan để có một sức khỏe tốt.

Gan là bộ phận vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của con người (Ảnh minh họa)

 1. Những chức năng cơ bản của gan

Thanh lọc máu và giải độc:

Trước khi lưu thông khắp cơ thể, máu từ dạ dày và ruột sẽ được lọc bởi gan. Để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm xâm nhập quá trình lưu thông máu, gan loại bỏ nhiều chất độc hại như: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus, hóa chất, chất béo, rượu, kim loại năng,… giúp quá trình lưu thông máu được sạch sẽ, tránh nguy cơ nhiễm độc cơ thể.

* Tiêu hóa

Gan tiết ra mật giúp tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Gan chuyển đổi các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày thành các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cơ thể như: đạm, chất béo, vitamin…

* Sản xuất:

Gan sản xuất một loại protein quan trọng, bao gồm các emzym, hormon, protein trong máu, yếu tố đông máu và các yếu tố miễn dịch. Gan cũng sản xuất cholesterol, có thể mang theo chất béo cung cấp năng lượng đi khắp cơ thể, tham gia hiệu quả vào quá trình trao đổi chất và tăng trưởng.

Chế biến

Gan xử lý hầu như tất cả mọi thứ chúng ta ăn qua miệng, hít thở vào phổi hoặc hấp thụ qua da. Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Lưu trữ

Các tế bào gan lưu trữ nhiều chất quan trọng như sắt, một số vitamin, khoáng chất và glycogen cho đến khi cần thiết. Khi đường trong máu giảm và cơ thể cần năng lượng một cách nhanh chóng, gan chuyển đổi thành glycogen được lưu trữ thành glucose và phát hành vào máu.

Như vậy, gan tham gia vào mọi hoạt động của cơ thể. Mọi bệnh lý vể gan, dù nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

2. Cách bảo vệ gan hiệu quả

Nghỉ ngơi hợp lý:

Vì gan tham gia vào mọi hoạt động cơ thể nên rất cần được nghỉ ngơi. Sau khi ăn, được nghỉ ngơi 30 phút yên tĩnh sẽ giúp cơ thể hấp thụ được phần lớn các chất dinh dưỡng. Không nên thức quá khuya, thời gian đi ngủ nên đi ngủ trước 23h và không thức quá 1 giờ đêm.

Cân bằng dinh dưỡng, ăn uống hợp lý:

Ăn uống đúng giờ giấc và có định lượng. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để đại tiện dễ dàng, giúp giảm bớt gánh nặng đào thải cho gan. Bên cạnh đó, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên béo, cay nóng sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa và đào thải cho gan.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ rất tốt cho gan (Ảnh minh họa)

Không sử dụng các chất kích thích

Thuốc lá, rượu, bia và những chất kích thích khác đem vào cơ thể rất nhiều chất độc hại và gan phải làm việc rất nhiều để loại bỏ, thời gian dài sẽ làm hỏng chức năng gan, nguy hại cho sức khỏe.

* Thận trọng khi dùng thuốc, kể cả thuốc bổ gan

Thuốc ngoài tác dụng chính là chữa bệnh thì cũng có những tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe do các thành phần của thuốc mang lại. Các loại thuốc kể cả thuốc bổ gan đều có chứa một lượng chất kích thích, ảnh hưởng xấu đến gan. Do vậy chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Kiểm tra gan định kỳ

Kiểm tra gan và chức năng gan định kỳ sẽ giúp phát hiện các tổn thương đến gan một cách kịp thời, để có hướng điều trị và chăm sóc gan tốt nhất.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người hiểu về gan và có cách chăm sóc, bảo vệ gan hợp lý giúp ổn định sức khỏe.

Trả lời