Cây cúc chân vịt là gì? Công dụng tuyệt vời ẩn sau cái tên kì lạ

Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn những công dụng tuyệt vời của loài cây cúc chân vịt. Hãy nhớ lưu lại vì biết đâu sau này có co thể cứu bạn

Những điều có thể bạn chưa biết

 Loài thảo mộc với bề ngoài dễ gây nhầm lẫn

Cây cúc chân vịt là loại cây thảo mọc đứng hay nằm, cao khoảng 0,5-1m.  Cây có thân và cành nhánh có cánh với các cánh không có răng. Với hình thù đặc biệt  như lá hình trứng ngược hay thuôn, thót nhọn ở gốc, ôm thân và men theo cuống, tròn hoặc tù ở chóp, hơi khía răng. Cụm hoa mọc đối diện với lá, màu hồng hay đỏ, có khi tập hợp thành đầu kép hình trứng hay gần như hình cầu; lá bắc gồm 5-7 cái, xếp thành 2 dãy. Quả bế đều giống nhau, hình trụ, mang tràng hoa phình lên ở nửa dưới. Nếu quan sát kĩ sẽ có cảm giác như pháo hoa đang chờ ngày được toả sáng.

Đây là loại cây cho ra hoa từ cuối mùa đông cho đến mùa hạ (tháng 12-5).

Bộ phận có giá trị và được dùng nhiều nhất: Phần cây trên mặt đất

Nơi sinh sống và thu hái (lượm) : Loài cỏ nhiệt đới, thường mọc hoang ở các ruộng khô, ven bờ đường và đất trồng trọt,  phải thu hái cây khi chưa có hoa, phơi khô, tán bột, hoặc dùng tươi mới thu được hiệu quả cao nhất

Tác dụng thần thánh của loài cây nhỏ bé

Tính vị, tác dụng của cây cúc chân vịt: Cây có tác dụng làm dịu đau và tan sưng, lợi tiêu hoá và lợi tiểu. Tuy bé nhỏ nhưng hiệu quả mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ.

Lá của cây cúc chân vịt

Công dụng, chỉ định và cách dùng đúng cách nhất:

 Ở xử sở Ấn Độ, người ta thường dùng cây, chủ yếu là rễ và hạt làm thuốc trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Với cây tươi , người dân thường giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc. Với hạt, cách thông dụng nhất là chiên trong dầu vừng hoặc rễ nấu nước uống được xem như là thuốc kích dục mạnh. Nước sắc cây cũng dùng chữa rối loạn đường tiết niệu. Hoa dùng nhai nuốt để điều trị viêm màng kết. Người ta còn dùng cây, nhất là vỏ quả làm thuốc duốc cá. Mọi bộ phận đều có tác dung riêng và vô cùng hữu ích ở bất cứ hoàn cảnh nào.

 Bạn hãy dùng phần lá  giã để  lấy nước súc miệng chữa viêm họng. Thông thường, người  dân  vẫn dùng chữa ho, ho gió và ho có đờm. Lá giã nát đắp những chỗ sưng đau. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột cây.  Đôi khi người ta còn dùng lá non luộc cho phụ nữ sinh đẻ ăn cho chóng lại sức.

Trả lời